QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐI LÊN TỪ KHỦNG HOẢNG COVID-19

Vì sao quản trị kinh doanh, đặc biệt là quản trị tài chính doanh nghiệp luôn là một chủ đề đáng quan tâm trong việc quản lý và điều hành công ty? Các doanh nghiệp sẽ ứng phó như thế nào khi dịch COVID-19 kéo dài, gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động và phát triển? Đăng ký tư vấn khóa học liên kết thạc sĩ quản trị kinh doanh/ thạc sĩ tài chính doanh nghiệp và quản trị kiểm soát cùng Viện SaigonISB – trường Đại học Ngân hàng để trang bị lượng kiến thức cần thiết cho bản thân và công việc.

Cho đến hiện tại, có đến 77% doanh nghiệp cho rằng dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có 10% đang đứng trước nguy cơ phá sản, 23% đánh giá doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng hoặc còn khả năng chống đỡ (theo khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng).

Bên cạnh đó, chỉ số của các ngành nghề tuy vẫn tăng nhưng không đạt cùng mức tăng như cùng kỳ của các năm trước. Trong 4 tháng đầu năm 2020, cả nước có 37.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 13,2% và giảm 17,9% vốn đăng ký, còn số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 22.700, tăng đến 33,6% (theo số liệu của Tổng cục Thống kê).

Trước tình hình ảnh hưởng do dịch bệnh, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ như: gia hạn thuế, miễn giảm nhiều khoản thuế, phí, trong đó nổi bật là thông tin gia hạn nộp thuế 5 tháng đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh, gia hạn 5 tháng đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của các hộ kinh doanh… Theo đó, có đến 98% số doanh nghiệp đang hoạt động sẽ được hưởng lợi từ Nghị định 41/2020/NĐ-CP.

Dù phần nào được sự hỗ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp vẫn cần nhiều nỗ lực để duy trì hoạt động được ổn định, đồng thời thích nghi với một số thay đổi của thị trường. Ví dụ, một số chi phí vốn được xem là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi (chi phí thuê văn phòng). Hoặc, một số hoạt động vốn được xem như để tạo sự khác biệt thì nay đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp (các ứng dụng giúp tự động hóa công việc/ công nghệ thông tin…).

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện cân bằng ngân sách, cắt giảm chi phí và không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư vào các yếu tố có thể kích thích tăng trưởng. Có thể nói, đây chính là thời điểm thích hợp để sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong những giá trị mà doanh nghiệp tạo ra và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.

Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong chiến lược

Doanh nghiệp cần rà soát lại những thay đổi của thị trường, những thay đổi của đối thủ cạnh tranh, khách hàng và nhà phân phối, đồng thời đưa ra giải pháp phù hợp với tình trạng hiện tại của công ty. Đồng thời, các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định về những điểm khác biệt, ưu thế so với đối thủ và cân nhắc ưu tiên chi phí để đầu tư nhiều hơn vào lợi thế đó.

Rà soát quy trình, tái đầu tư và phát triển

COVID-19 diễn ra kéo theo sự thay đổi của nhiều khái niệm và lĩnh vực. Để thích nghi và bắt kịp với đà thay đổi, các doanh nghiệp cần giải quyết từ những vấn đề trước mắt đến những vấn đề cơ bản, cốt lõi hơn. Ở thời điểm này, các giải pháp ngắn và trung hạn sẽ ưu tiên dành cho các hành động ít rủi ro nhưng vẫn mang lại hiệu quả hoạt động tốt.

Đào tạo nhân viên theo phương pháp vận hành mới

Những thay đổi trong lĩnh vực ưu tiên hoạt động và đầu tư cũng đòi hỏi sự liên tục thích nghi, học hỏi của nguồn nhân lực. Do đó, ban lãnh đạo cần hành động để khuyến khích, tạo động lực để giải quyết vấn đề chung. Đây cũng là cách để tạo lập phương thức vận hành mới. Các bộ phận có thể được trao quyền tự quyết để giải quyết vấn đề, bỏ qua hạn chế của hệ thống phân quyền và chức năng nhiệm vụ.

Trang bị kiến thức về quản trị, điều hành, ra quyết định

Hiện tại, Viện SaigonISB – trường Đại học Ngân hàng đang liên kết đào tạo các khóa học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh cùng Đại học Bolton (Anh Quốc) và Thạc sĩ Quản trị Doanh nghiệp & Quản trị Kiểm soát cùng Đại học Toulon (Pháp). Mỗi chương trình với thế mạnh riêng đều mang đến chất lượng giảng dạy chất lượng cao trong khoảng thời gian chỉ từ 12 – 18 tháng.

Chương trình học được thiết kế chuyên sâu, đảm bảo mang đến lượng kiến thức hữu ích dành cho các nhà điều hành, quản lý có nhu cầu sở hữu tấm bằng thạc sĩ quốc tế nhưng vẫn duy trì được công việc hiện tại ở Việt Nam.

Ban biên tập SaigonISB

 

Viện Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

  • Địa chỉ: 39 Hàm Nghi, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3821 4660 | Hotline: 0967 189 199
  • Website: saigonisb.hub.edu.vn/thacsi
  • Email: saigonisb.ma@buh.edu.vn