NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Khoảng 10 năm trước, nói về Quản lý chuỗi cung ứng – Supply Chain Management chắc hẳn chỉ có một số ít người biết đến thuật ngữ này và hiểu rõ về nó. Thế nhưng, ngành Quản lý chuỗi cung ứng hiện đang trở thành một ngành học xu hướng của thời đại. Cùng Viện Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM tìm hiểm về định nghĩa, vai trò của quản lý chuỗi cung ứng cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành trong nền kinh tế hiện nay.

            Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Trước hết, chúng ta cùng xem xét câu hỏi sau “Làm thế nào để sản xuất ra những thiết bị điện tử cao cấp và đưa chúng đến với người tiêu dùng?” Đó là cả một quá trình, là sự phối hợp nhịp nhàng của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu điện tử,… các nhà máy cung ứng, lắp ráp các linh kiện điện tử nổi tiếng trên khắp thế giới, các đơn vị vận chuyển, các cầu cảng nơi những thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, đồng hồ, xe hơi,… nổi tiếng được “nhập cảnh”, vận chuyển bằng máy bay, tàu biển,… tiếp đến là các trung tâm phân phối, các cửa hiệu bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới đến tay bạn, người tiêu dùng. Đó là một chu trình khép kín, hoàn toàn được “can thiệp” bởi chuỗi cung ứng.

Theo Hội đồng các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals) quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty khác nhau.”

Quản lý chuỗi cung ứng khác gì với logistics?

Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng thường hay bị nhầm lẫn với hoạt động logistics và kho vận, tuy chúng có điểm tương đồng nhưng quản lý chuỗi cung ứng thì mang ý nghĩa lớn hơn và bao quát cả logistics vận tải hàng hóa trong đó. Logistics là việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, là một phần của chuỗi cung ứng.

Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng?

Mục tiêu chính của chuỗi cung ứng là thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, bao gồm khả năng phân phối, dự trữ, và lao động. Trên lý thuyết, một chuỗi cung ứng hướng đến mục tiêu đáp để cho cung gặp cầu và để cho hàng tồn kho là tối thiểu.

90% các CEO trên thế giới đều đặt việc quản lý chuỗi cung ứng lên hàng đầu khi mà việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao, giá bán trên thị trường và giá thu mua nguồn cung cấp hàng hóa ngày càng bị siết chặt. Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp.

Thêm vào đó, trong môi trường kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả, các tập đoàn quốc tế lớn đã đạt lợi nhuận cao hơn từ 4-6% so với đối thủ. Một nghiên cứu độc lập cũng cho thấy một vài công ty hàng đầu trên thế giới như Apple, Coca-cola, Sam sung đã tận dụng hiểu quả chuỗi cung ứng của họ để vươn cao trong môi trường cạnh tranh, đạt được mức tăng giá trị công ty cao hơn 40% so với các đối thủ khác.

Việc quản lý tốt chuỗi cung ứng còn đem lại những hiệu quả về hoạt động logistics và hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất, đảm bảo “độ tươi” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Theo xu hướng toàn cầu hóa, với việc nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam từng bước gia nhâp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn, quản trị chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây. Thế nên nhân lực chất lượng cao trong ngành Quản lý chuỗi cung ứng đang được các doanh nghiệp săn đón với mức lương rất cạnh tranh.

            Cơ hội việc làm của ngành Quản lý chuỗi cung ứng là như thế nào?

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể trở thành chuyên viên dự báo nguồn hàng, hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu, lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho, quản lý dự án, kho bãi, vận chuyển, xuất nhập khẩu, mua hàng…

————————————————————————————————————

Từ nhu cầu thực tế về nhân lực trong ngành này, Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM kết hợp với Đại học Bolton (Anh) đào tạo cử nhân Ngành Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng trong chương trình Cử nhân quốc tế.

Với chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng tại BUH – liên kết với Đại học Bolton (Anh), bạn sẽ:

Được cập nhật các kiến thức mới trên thế giới từ Đại học Bolton (Anh)

Thành thạo tiếng Anh, sẵn sàng làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế

Được trải nghiệm thực tế từ các chuyến field trip như tham quan Tân cảng Hiệp Phước và các chuyến tham quan doanh nghiệp.

Có môi trường rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết cho công việc như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình,…

Khi tốt nghiệp, sinh viên nhận bằng Cử nhân Quản Trị Kinh doanh chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng (BSc in Business Management (Supply chain)) do Đại học Bolton – Top đầu UK cấp.

 

Viện SaigonISB là Viện Đào tạo Quốc tế duy nhất tại Việt Nam đang triển khai các chương trình đào tạo trình độ từ cử nhân tới tiến sĩ, liên kết với các trường Đại học danh tiếng trên khắp thế giới. Cụ thể, trình độ cử nhân bao gồm hai ngành là Quản trị kinh doanh (liên kết với Đại học Bolton, Vương quốc Anh) và Bảo hiểm – Tài chính –Ngân hàng (liên kết với Đại học Toulon, Pháp), bao gồm hệ Cử nhân Quốc tế và hệ Cử nhân Chính quy Quốc tế song bằng và Cử nhân quốc tế Pathway. Thông qua chương trình Erasmus+ JEUL- Kết nối Doanh Nghiệp với Nhà trường – dưới sự cố vấn từ các chuyên gia thuộc dự án Erasmus+ do Liên minh Châu  Âu tài trợ cho Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM từ 2017, sinh viên sẽ được tham gia chương trình học bổ sung kỹ năng mềm, các buổi giao lưu với Guest speaker đến từ doanh nghiệp, đi field trip thực tế tại doanh nghiệp, thực hiện các dự án nhóm doanh nghiệp, và thực hiện các kỳ thực tập tại doanh nghiệp đối tác để đáp ứng những yêu cầu từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Ban biên tập SaigonISB

 

🎯Thông tin liên hệ tư vấn:

🔹Địa chỉ: Phòng Tuyển sinh quốc tế – Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM – 39 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM.

🔹Hotline: 0865 118 128

🔹Email: saigonisb.ba@buh.edu.vn

🔹Website: http://saigonisb.hub.edu.vn